• Từ khóa:
  • Màn hình, Mặt kính, Cảm ứng, Pin, Cáp chân sạc ...

[tintuc]


Công nghệ màn hình LED-backlit IPS LCD được kết hợp giữa LCD và LED-backlit cùng tấm nền IPS. Một cách dễ hiểu thì màn hình này cho góc nhìn lớn hơn với tấm nền IPS này sử dụng công nghệ nén nhiều điểm ảnh lên trên màn hình LED-backlit.


Ưu điểm của màn hình LED-backlit IPS LCD

Màn hình IPS LCD hiển thị màu sắc tươi sáng hơn, góc nhìn rộng, độ tương phản cao và tiêu thụ điện năng ít hơn.[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình PLS là cụm từ viết tắt của Plane-to-Line Switching (Chuyển hướng từ mặt phẳng đến dòng) là việc các tinh thể lỏng luôn nằm dọc trên cùng mặt phẳng (tương tự như màn hình IPS).


Màn hình IPS chỉ sắp xếp các tinh thể nằm ngang, còn màn hình PLS sử dụng điện trường dọc và ngang để dẫn động chuyển động song song của tinh thể lỏng.

1. Ưu điểm của màn hình PLS

Samsung phát triển màn hình PLS dựa trên công nghệ màn hình IPS với các tính năng hiệu suất, đặc điểm và thông số kỹ thuật giống như những gì LG Display đã trình bày trước đó:

- Tăng chất lượng hình ảnh.
- Cải thiện giới hạn góc nhìn.

Ngoài ra, màn hình PLS tiết kiệm đến 15% chi phí sản xuất và độ sáng cũng tăng lên 10% so với các công nghệ màn hình trước đây. Màn hình PLS được phát triển dựa trên công nghệ IPS, những sắc tối/đen cũng được thể hiện rõ nét.[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình IPS được phát triển vào năm 1996 bởi hãng Hitachi nhằm khắc phục những nhược điểm cố hữu của công nghệ TN (Twisted Nematic) vốn được áp dụng rộng rãi trên các màn hình LCD trong những năm thập niên 1980 và nửa đầu 1990.


Màn hình IPS bao gồm những đặc trưng cơ bản của màn hình LCD, điểm khác biệt của màn hình IPS là các lớp tinh thể lỏng được xếp ngang hàng (In Plane) song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, tái tạo màu sắc tốt và cung cấp góc nhìn rộng.

Màn hình IPS thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị.

1. Ưu nhược điểm của màn hình IPS

Ưu điểm:

Màn hình IPS tự hào về độ sáng và độ tương phản
Quá trình tái tạo màu sắc trở nên chính xác và trung thực hơn
Các chi tiết trên màn hình IPS không bị biến đổi quá nhiều khi nhìn ở góc hẹp


Nhược điểm:

Công nghệ IPS tiêu tốn điện năng khoảng 15% sơ với công nghệ TN truyền thống
Chi phí sản xuất tấm nền IPS đắt hơn so với tấm nền TN


Hiện nay, sự xuất hiện của những công nghệ màn hình mới như Oled hay Amoled với thiết kế mỏng hơn, chịu lực tốt hơn và tiêu thụ điện năng ít hơn, màn hình IPS đã không giữ được ưu thế như trước đây.

2. Các sản phẩm sử dụng màn hình IPS

Màn hình IPS vẫn được trang bị trên nhiều thiết bị công nghệ phổ biến như điện thoại, máy tính bảng, laptop... nhiều phân khúc khác nhau.

Ngoài ra, công nghệ này cũng được áp dụng trên tivi giúp màn hình có độ bền cao hơn, cho góc nhìn rộng hơn và đảm bảo hiển thị tốt nhất, có sự nhất quán về màu sắc và độ nét. Người dùng vẫn thấy được màu sắc tự nhiên và chân thật của hình ảnh ở bất kì chỗ nào khi xem tivi.[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình TFT (Thin Film Transistor) là phiên bản nâng cấp đáng kể so với màn hình LCD tiền nhiệm, được sử dụng phổ biến trên smartphone, laptop và tablet giá rẻ màn hình phẳng.


1. Ưu nhược điểm của màn hình TFT

Màn hình TFT sử dụng các bóng bán dẫn hoạt động độc lập (active-matrix), cho phép hình ảnh hiển thị sắc nét hơn, sáng hơn và chuyển động mượt mà hơn màn hình LCD. Tuy nhiên, màn hình TFT có chi phí sản xuất cao và tốn điện hơn so với màn hình LCD.


Màn hình TFT chỉ hiển thị tốt khi nhìn trực diện (góc nhìn hẹp), chất lượng hiển thị kém hơn các màn hình mới hiện nay.

2. Các thiết bị sử dụng màn hình TFT

Vào những năm 2005, màn hình TFT là lựa chọn hàng đầu cho máy tính, smartphone màn hình phẳng. Tuy nhiên, hiện nay màn hình TFT chỉ sử dụng trên những thiết bị giá rẻ hoặc tầm trung do khả năng hiện thị kém, chi phí sản xuất cao và tốn điện.[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình tinh thể lỏng hay LCD (Liquid Crystal Display) được sử dụng trên khá nhiều thiết bị điện tử. Màn hình LCD không tự phát sáng được mà phải dùng đèn nền để tạo ánh sáng.

1. Cấu tạo màn hình LCD

Màn hình LCD được cấu tạo từ 6 lớp xếp chồng lên nhau: kính lọc phân cực (1), lớp tinh thể lỏng (3) giữa hai lớp kính có điện cực ITO (2,4), lớp kính lọc phân cực (5) và gương phản xạ ánh sáng (6).


Màn hình LCD sử dụng những điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi cường độ ánh sáng cũng như màu sắc để hiển thị.

Những điểm này bật tắt liên tục để tạo ra một điểm màu, tập hợp nhiều điểm màu theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu lục, làm và đỏ để cho ra một hình ảnh trên màn hình LCD.


2. Ưu nhược điểm của màn hình LCD

Màu sắc hiển thị rất kém vì mật độ điểm ảnh trên màn LCD thấp khi ra ngoài ánh sáng mặt trời nên dễ nhìn thấy các hoạt điểm ảnh trên màn hình.


3. Màn hình LCD sử dụng trên sản phẩm nào

Màn hình LCD có giá thành khá rẻ nên thường áp dụng trên những dòng điện thoại giá rẻ. Từ màn hình LCD những nhà sản xuất đã phát triển màn hình TFT - LCD, màn hình IPS LCD, LED-backlit IPS LCD với chất lượng cao hơn.[/tintuc]

[tintuc]


Vào ngày 12/1 tới, Xiaomi dự kiến sẽ trình làng chiếc flagship Mi 11 Pro. Vì thế, trong thời gian gần đây chúng ta đã nhận được khá nhiều tin tức xoay quanh chiếc điện thoại này.


Hôm nay (30/1), thông tin về thỏi pin của Xiaomi Mi 11 Pro cũng đã được chia sẻ. Nhiều báo cáo trước đây cho rằng, Mi 11 Pro được trang bị pin 4700mAh. Tuy nhiên, theo một số thông tin nội bộ, chiếc smartphone này sẽ sở hữu viên pin với dung lượng 5000mAh.


Cụ thể hơn, một leaker nổi tiếng tại Trung Quốc chia sẻ trên Weibo rằng, 2 cell pin sẽ được hỗ trợ tính năng sạc nhanh trên Xiaomi Mi 11 Pro. Ngoài ra, leaker này còn xác nhận, smartphone mới nhất của Xiaomi sẽ đi kèm với viên pin 5000mAh.

Như vậy, đây là một bước cải tiến đáng kể so với dung lượng 4500mAh trên Mi 10 Ultra. Ngoài ra, các nguồn tin còn cho biết, Xiaomi Mi 11 Pro sẽ hỗ trợ sạc có dây 120W cực nhanh giống Mi 10 Ultra.

Nguồn: Gsmarena[/tintuc]

[tintuc]


Theo thông báo mới nhất từ GSMArena, Xiaomi đang chuẩn bị cho ra mắt smartphone gaming Xiaomi Black Shark 4. Toàn bộ thông số cấu hình và tên mã của sản phẩm đã bị rò rỉ trên Google Play Console.


Hình ảnh từ Google Play Console cho thấy, Xiaomi đặt tên mã cho thiết bị này là Kaiser (trong tiếng Đức có nghĩa là Hoàng Đế). Bên cạnh đó, thiết bị cũng được cài hệ điều hành Android 11 mới nhất ngay từ khi xuất xưởng.


Về phần cứng, Black Shark 4 sở hữu RAM 8GB, dung lượng pin 4500mAh cùng sạc siêu nhanh lên tới 120W. Tuy nhiên, thông tin chip Snapdragon 835 trang bị trong sản phẩm được đánh giá là sai, bởi theo kết quả mới nhất trên AnTuTu, Black Shark 4 đạt tới gần 800000 điểm.

Nguồn tin cho rằng điểm hiệu năng đạt tới gần 800000 điểm này phải đến từ con chip Snapdragon 888, chứ không phải là của Snapdragon 835.

Ngoài ra, Black Shark 4 được tiết lộ sẽ có màn hình độ phân giải Full HD+ cùng tỉ lệ 20:9. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ độ lớn của màn hình là bao nhiêu inch.

Nguồn: GSMArena[/tintuc]

[tintuc]


Samsung xác nhận đang chế tạo màn hình có thể cuộn và trượt, tương tự thiết kế mà các bạn đã thấy trên chiếc LG Rollable từng được LG giới thiệu trong sự kiện CES 2021.

Phó chủ tịch cấp cao Choi Kwon-young của Samsung cho biết tại cuộc họp quý 4/2020 rằng, hãng sẽ nỗ lực để dẫn đầu thị trường điện thoại di động màn hình gập kích thước nhỏ và vừa trong năm 2021.


Ông Choi cho biết, hiện tại Samsung đang có hai loại màn hình gập: Flip và Fold, theo đó Samsung Display sẽ áp dụng các công nghệ mới nhất để mở rộng danh mục đầu tư cũng như phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, Samsung còn triển khai các công nghệ mới như tốc độ làm tươi thích ứng và khả năng tiết kiệm điện năng để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường màn hình OLED.

Ngày càng có nhiều thiết bị sử dụng tấm nền OLED, điển hình như Apple gần đây mới ra mắt dòng iPhone 12 được trang bị màn hình OLED.

Bạn có đang mong chờ được trải nghiệm smartphone màn hình cuộn và trượt?

Nguồn: Thelec[/tintuc]

Super store
Super store