• Từ khóa:
  • Màn hình, Mặt kính, Cảm ứng, Pin, Cáp chân sạc ...

[tintuc]


Màn hình Retina thực chất là màn hình IPS LCD được tích hợp trên điện thoại, laptop của Apple. Nhìn bằng mắt thường ở khoảng cách vừa phải với người dùng không thể phân biệt được từng điểm ảnh nhỏ riêng biệt ở điều kiện bình thường.


1. Ưu điểm của màn hình Retina

Màn hình Retina được trang bị trên hầu hết các thiết bị của Apple bởi mật độ điểm ảnh cao cho ra kết quả mức độ tái hiện hình ảnh ưu việt, sắc nét và khó thấy được các chấm điểm ảnh trên màn hình.


Apple khẳng định màu sắc hiển thị trên màn hình Retina rất rực rõ, hơn cả những màn hình IPS LCD thông thường.

2. Các biến thể của màn hình Retina

Màn hình Retina được giới thiệu lần đầu trên iPhone 4 bởi Steve Jobs. Màn hình Retina càng về sau càng được cải tiến và chất lượng.

iPhone 6, iPhone 7, iPhone 8 được trang bị Retina HD (chỉ thay đổi kích thước màn hình nhưng vẫn giữ nguyên mật độ điểm ảnh 326 ppi)


iPhone X, iPhone XS, iPhone XS Max được trang bị màn hình Supper Retina HD (mật độ điểm ảnh 458 ppi và gia tăng kích thước)


iMac 21 inch được trang bị màn hình Retina 4K.


iMac 27 inch được trang bị màn hình Retina 5K.


Màn hình Liquid Retina được trang bị trên iPhone XR và iPad Pro 2018


Màn hình Retina hiển thị màu sắc chính sác với độ phân giải cao, phục vụ tối đa nhu cầu về giải trí, đồ họa.[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình TN (Twisted Nematic) là loại màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể và xuất hiện trên thị trường khá lâu. Màn hình TN từng rất phổ biến trên thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop thậm chí là tivi vì giá thành sản xuất rẻ.


Ưu điểm:

Giá thành rẻ, thời gian đáp ứng thấp phù hợp với các dòng laptop
Tiết kiệm điện năng.
Tốc độ phản hồi nhanh.
Hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, có thể lên đến 240Hz

Nhược điểm:

Góc nhìn của màn hình khá hẹp
Hình ảnh dễ bị biến sắc, trở nên nhợt nhạt khi không nhìn trực diện màn hình.[/tintuc]

[tintuc]


LTPS (Low Temperature Poly-silicon) là công nghệ sử dụng tấm nền silic đa tinh thể nhiệt độ thấp. Đây là một trong những có nghệ sản xuất tấm nền chất lượng tốt nhất hiện nay.


Ưu điểm màn hình LTPS LCD?

Màn hình LTPS LCD hay còn gọi là LTPS TFT sử dụng trên các smartphone có thiết kế viền màn hình mỏng nhưng vẫn độ phân giải và mật độ điểm anh Full HD+ cùng với dải màu rộng hơn so với các thế hệ màn hình trước 30%.

Công nghệ LTPS giúp tối ưu hiệu năng trong quá trình sử dụng, tiết kiệm năng lượng

LTPS giúp việc chuyển tiếp giữa các tấm nền màn hình trở lên nhanh chóng và dễ dàng qua transistor với tốc độ cao gấp 100 lần so với tấm nền a-Si trước đây do mật độ các điện tử (electron) di chuyển cao.


Kích thước của transistor có thể thu nhỏ lại nhưng vẫn cung cấp đầy đủ điện năng cho màn hình.

Kích thước nhỏ làm giảm khả năng tiêu thụ điện năng xuống mức tối đa và áp dụng để lắp đặt các transistor vào cạnh nhau nhắm tăng độ phân giải màn hình lên cao hơn.

Quá trình sản xuất LTPS có gặp khó khăn?

Tấm nền LTPS có giá thành sản xuất khá cao nhưng có thể hạn chế tối đa khả năng nhiễu điện cũng như tăng độ nhạy của màn hình.

Một màn hình LCD có độ phân giải 1080p sản xuất theo công nghệ tấm nền LTPS có chi phí sản xuất cao gấp 14% so với tấm nền LCD TFT sử dụng công nghệ a-Si. Đây là điểm giới hạn duy nhất của công nghệ tấm nền LTPS.[/tintuc]

[tintuc]


Ngoài các màn hình quen thuộc như: TFT, IPS, AMOLED còn có 1 loại màn hình khác tên Super LCD (S-LCD) được nâng cấp từ màn hình TFT-LCD để đối đầu với màn hình AMOLED.


Màn hình Super LCD có độ tương phản tốt, màu sắc sinh động và hiển thị dưới ánh sáng mặt trời dễ nhìn hơn so với màn hình AMOLED. Công nghệ màn hình Super LCD tiết kiệm năng lượng hơn LCD (gấp 5 lần), cho góc nhìn rộng hơn.

Tuy nhiên, nếu so với màn hình AMOLED thì S-LCD hao pin hơn và có độ sáng thấp hơn.

Về cơ bản, S-LCD vẫn là màn hình LCD nhưng được trang bị thêm tấm nền IPS, tấm nền này được sử dụng rộng rãi trên những smartphone cao cấp.[/tintuc]

[tintuc]


Công nghệ màn hình Clearblack Display (CBD) được Nokia trình làng vào tháng 9/2010. Nó có khả năng làm giảm phản xạ ánh sáng và cung cấp hiệu suất tốt hơn khi sử dụng ngoài trời nhờ khả năng kết hợp các phản ứng trong tấm hiển thị và cảm ứng.


Màn hình này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị Lumia của Nokia cho góc nhìn tốt và hiển thị màu đen tốt hơn.

Màn hình ClearBlack bao gồm ba lớp chính: lớp phân cực tuyến tính (linear polarizer), lớp "làm chậm phần tư" (quart retardation layer) và cuối cùng là bề mặt phản chiếu (reflecting surface).


Giống như tác dụng của các kính mát polarize hay kính lọc polarize dùng trên máy ảnh, các lớp này có nhiệm vụ loại bỏ ảnh phản chiếu khi ta nhìn vào gương hay mặt nước.

Màn hình CBD không giống với màn hình AMOLED (AMOLED được tích hợp sẵn lớp cảm ứng). Công nghệ CBD có thể được thêm vào màn hình LCD hoặc AMOLED.

Tóm lại, ưu điểm của màn hình Clearblack Display giúp hiển thị tốt dưới ánh nắng mặt trời, màu đen và trắng trở nên chân thực hơn cùng khả năng tiết kiệm điện năng.

[/tintuc]

[tintuc]


IPS Quantum (màn hình IPS lượng tử) chính là công nghệ hiển thị màn hình mà những hãng phim hiện nay đang sử dụng có tên DCI (Digital Cinema Initiatives). Màn hình IPS Quantum được LG áp dụng lên siêu phẩm LG G4 lần đầu tiên, giúp sáng hơn màn hình IPS thông thường 25%, tái tạo màu chính xác và không tiêu hao pin nhiều.


Công nghệ này hiển thị màu xanh lam và màu đỏ mà mắt người dễ bắt nhất, tạo ra tỉ lệ hiển thị tốt nhất.

Những hãng lớn như Paramount, Disney, Sony hay 20th Century Fox hợp tác thành lập tiêu chuẩn DCI với mong muốn chuẩn hóa toàn bộ chất lượng hiển thị.

Chuẩn DCI được ứng dụng hoàn thiện trên màn hình có giá hơn 6000 USD, LG đã giảm bớt chất lượng và đem lên siêu phẩm của mình là LG G4. Độ chân thực đạt 98% nhờ đạt 98% tỉ lệ so với chuẩn DCI.

Khi sản xuất tấm nền LCD, LG sử dụng vật liệu mới có tên Negative LC giúp tăng độ sáng thêm 25%. Chất lượng màu sắc được cải thiện đáng kể, khả năng hiển thị màu đen cũng tương tự như màn hình AMOLED.[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình OLED (Organic Light Emitting Diode) có cấu tạo gồm các Diode phát sáng hữu cơ, vật liệu này có khả năng phát sáng khi dòng điện chạy qua.


Đây là công nghệ nổi tiếng và được đánh giá cao hơn màn hình LCD truyền thống, giới công nghệ luôn mong muồn màn hình OLED trở nên phổ biến và nâng cao chất lượng hơn để có thể thay thế màn hình LCD.

Ưu nhược điểm của màn hình OLED

Ưu điểm:

Hình ảnh sắc nét
Độ sáng và độ tương phản cao
Màu đen hiển thị sâu
Có khả năng tùy biến theo nhiều hình dạng khác nhau
Tiết kiệm năng lượng
Góc nhìn rộng
Đạt chuẩn hiển thị HDR 10 và Dolby Vision

Nhược điểm:

Không phải là lựa chọn phù hợp với những người cần một màn hình có chất lượng hiển thị trung thực cho công việc
Xuất hiện hiện tượng Burn-in
Chi phí sản xuất cao
Giá thành sản phẩm còn cao chưa phù hợp cho mọi người tiếp cận
Tuổi thọ không cao và không phù hợp với môi trường ẩm thấp[/tintuc]

[tintuc]


Màn hình AMOLED là một cải tiến từ màn hình OLED giúp hình ảnh được hiển thị rõ nét và chân thực hơn, giảm hiện tượng bóng mờ và tăng độ tương phản so với các thế hệ trước vì được trang bị thêm ma trận chủ động, cùng chứa các hợp chất hữu cơ phát quang.


Vì sao nên sử dụng màn hình AMOLED

Hiển thị hình ảnh chân thực, tự nhiên

Màn hình AMOLED giúp hình ảnh hiển thị gần như hoàn hảo với màu sắc tự nhiên, có thể cung cấp một dải màu sắc rộng hơn 1.3 lần so với màn hình LCD.

Tiêu thụ điện năng thấp

So với màn hình LCD thì màn hình AMOLED chỉ tiêu thụ 70% điện năng.

Thiết kế siêu mỏng

Màn hình LCD sử dụng 5 lớp nhưng màn hình AMOLED chỉ sử dụng 3 lớp, điều này giúp giảm đáng kể độ dày màn hình.[/tintuc]

Super store
Super store