• Từ khóa:
  • Màn hình, Mặt kính, Cảm ứng, Pin, Cáp chân sạc ...

[tintuc]


Một báo cáo mới cho biết Apple và các nhà sản xuất smartphone khác đang tìm cách làm cho kính Gorilla Glass trở nên bền hơn, bằng cách sử dụng lớp phủ carbon (DLC) giống kim cương.


Theo GizChina, một báo cáo đăng trên Seeking Alpha trích dẫn nghiên cứu vào tháng 11.2018 của SquareTrade cho thấy người Mỹ đã phá hỏng hơn 50 triệu màn hình smartphone trong năm 2017 và chi một khoản tiền lên đến 3,4 tỉ USD để sửa chúng. Những sửa chữa này có giá từ 170 USD đến 329 USD.

Chưa dừng lại ở đó, khoảng 14 tỉ USD đã được người dân Mỹ chi để sửa chữa màn hình smartphone hư hỏng từ năm 2007 đến năm 2017. Một cuộc khảo sát thậm chí còn tiết lộ người dùng iPhone có nguy cơ làm hỏng thiết bị cầm tay của họ cao gấp 6 lần so với việc bị mất hoặc bị đánh cắp.

Đây là lý do tại sao Apple và các công ty smartphone khác đang xem xét sử dụng lớp phủ carbon giống như kim cương trên kính Gorilla Glass. Lớp phủ này đi kèm các đặc tính như ma sát thấp, độ cứng cao và chống ăn mòn cao giúp cải thiện độ bền của kính Gorilla Glass hoặc bất kỳ loại kính aluminosilicate nào. Lớp phủ DLC cũng có các đặc tính như dẫn nhiệt. Do đó, chúng có thể được sử dụng làm lớp phủ bảo vệ không chỉ trên màn hình mà còn trên các cảm biến và chất bán dẫn linh hoạt.

Hiện tại, ba công ty đang phát triển hệ thống lớp phủ DLC này, với Intevac và Denton Vacuum là hai cái tên có mặt. Được biết, Denton Vacuum là công ty có kinh nghiệm 50 năm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lớp phủ DLC được cho là làm tăng chi phí cho mỗi màn hình, tuy nhiên chỉ ở mức nhỏ dưới 1 USD, điều này có thể không làm tăng chi phí tổng thể của smartphone mà vẫn giúp tăng độ bền của thiết bị.

Nguồn: Thanhnien.vn[/tintuc]

Super store
Super store